Nghịch lý Hàn Quốc: Con nghỉ, mẹ làm
Tại Hàn Quốc, một nghịch lý đang ngày càng rõ ràng: người trẻ thất nghiệp, còn mẹ già lại lao vào thị trường lao động. Thế hệ cha mẹ – đặc biệt là phụ nữ trong độ tuổi 50–60 – ngày càng hiện diện nhiều hơn tại các công việc tay chân, thu nhập thấp để gánh thay gánh nặng tài chính cho con cái, những người đang chật vật bước chân vào đời.

Theo dữ liệu điều tra dân số về hoạt động kinh tế tháng 2 do Cục Thống kê Hàn Quốc công bố ngày 1/4, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của phụ nữ từ 55–64 tuổi đạt 61,5%, lần đầu tiên vượt qua tỷ lệ 60,7% của nam giới độ tuổi 20–29. Nghĩa là, một người mẹ trung niên có nhiều khả năng đang đi làm hơn là người con trai đang trong độ tuổi “vàng” của sức lao động.

Đây là số liệ đáng báo động vì nếu so với 10 năm trước: vào tháng 2/2015, tỷ lệ lao động của nhóm phụ nữ 55–64 tuổi chỉ ở mức 52,1%, trong khi thanh niên nam cùng thời điểm đạt 64,1%. Tuy nhiên, trong khi tỷ lệ của người mẹ tiếp tục tăng đều qua từng năm, thì người con lại ngày càng rút lui khỏi thị trường lao động.
Thanh niên Hàn Quốc “không học, không làm, không tìm việc”
Tình trạng này phản ánh thực tế ngày càng phổ biến: người trẻ trì hoãn đi làm, hoặc từ bỏ luôn cả việc tìm việc. Tính đến tháng 2/2025, số lượng thanh niên từ 15–29 tuổi không đi học, không có việc làm và không chủ động tìm việc ("청년 백수") đã vượt mốc 1,2 triệu người, tăng hơn 70.000 người chỉ sau một năm.
Các chuyên gia nhận định, nguyên nhân không nằm hoàn toàn ở sự lười biếng mà còn đến từ cấu trúc thị trường lao động. Những công việc tốt ngày càng ít, trong khi một khi đã vào làm ở nơi có điều kiện tệ, khả năng chuyển sang công ty tốt hơn là rất thấp. Điều này khiến người trẻ chần chừ, tiếp tục học thêm, hoặc… ở nhà đợi cơ hội "xứng tầm". Và chi phí cho việc chờ đợi đó? Cha mẹ chi trả.
Theo dữ liệu từ trang tuyển dụng Incruit, tuổi trung bình của sinh viên mới tốt nghiệp có việc làm cũng đang tăng rõ rệt: từ 25,1 tuổi (năm 1998), đến 27,3 (2008), và lên tới 31 tuổi vào năm 2020. Tức là độ tuổi “bắt đầu đi làm” của một người trẻ Hàn Quốc đang bị đẩy lùi từng năm.
Mẹ làm việc tay chân, con chọn việc
Sự đảo ngược thế hệ còn thể hiện rõ ở chất lượng việc làm. Nhiều bà mẹ bước vào tuổi nghỉ hưu vẫn chấp nhận lao động tay chân, ca đêm, công việc tạm bợ – không vì bản thân, mà vì muốn đỡ gánh tài chính cho con. Dữ liệu năm 2024 cho thấy, 46,4% phụ nữ ở độ tuổi 50 là lao động phi chính thức, cao hơn cả nhóm 20 tuổi (43,1%) lẫn các nhóm 30s và 40s.
Trong khi đó, nhiều thanh niên lại ngại ngần với công việc tạm thời hoặc thu nhập thấp, lo ngại rằng một bước đi sai có thể khiến họ kẹt lại mãi ở vị trí không mong muốn. Nhưng nghịch lý nằm ở chỗ: việc họ không đi làm cũng chính là nguyên nhân khiến cha mẹ không thể nghỉ ngơi.
Các chuyên gia cảnh báo rằng, vòng luẩn quẩn này sẽ ảnh hưởng lâu dài đến tương lai tài chính của cả hai thế hệ. Giáo sư Kang Sung-jin (Khoa Kinh tế, Đại học Korea) nhận định: “Tình trạng người trẻ trì hoãn hoặc từ bỏ việc làm có thể dẫn tới hệ lụy nghiêm trọng – đó là cha mẹ không còn đủ thời gian, sức khỏe hoặc tài chính để chuẩn bị cho tuổi già.”
Khi đứa con trai 25 tuổi nằm nhà lướt mạng, còn mẹ 62 tuổi bốc vác trong kho hàng – thì đó không còn là một câu chuyện riêng lẻ, mà là bức tranh chung đang bao trùm nhiều gia đình tại Hàn Quốc hôm nay.
Bình luận 0

Tin tức
Nước là thuốc bổ – Uống thế nào cho tốt?

Các TikToker đang trở thành mối phiền toái nơi công cộng?

Tỉnh tự trị đặc biệt Gangwon thành lập Quỹ chiến lược kiểu Gangwon lớn nhất từ trước đến nay với quy mô 150 tỷ won

Kỷ niệm 106 năm Phong trào 1/3: Gangwon đã chiến đấu như thế nào?

Thắt chặt quy định DSR… Khoản vay dưới 100 triệu won cũng phải xét thu nhập

“Ủy ban bầu cử là công ty gia đình” – “Tuyển dụng người thân là truyền thống”

"Bôi nhọ quốc gia" – Công khai danh tính hai người đàn ông gốc Hàn bị cáo buộc mua dâm trẻ vị thành niên

"Không thể để mất nhân tài xuất sắc nữa"… Samsung tìm kiếm 8.000 'người Samsung'

"Các bạn à, tôi không muốn làm tang lễ, tôi muốn đi du lịch nước ngoài"… Xu hướng chuyển đổi dịch vụ tang lễ sang du lịch ngày càng phổ biến.

Những thói quen vô tình làm trầm trọng thêm hội chứng cổ thẳng?

Thành công vang dội của Celltrion... 'Remsima' trở thành loại thuốc đầu tiên tại Hàn Quốc đạt tầm cỡ blockbuster toàn cầu.

Hai thủy thủ Việt Nam giúp đồng hương rời Jeju trái phép lĩnh án tù

Phụ nữ Việt Nam 40 tuổi giết chồng bị kết án 3 năm tù

Nhiều dự án hợp tác Hàn - Nhật sẽ lên sóng trong năm nay

Bắt buộc sử dụng 10% nguyên liệu tái chế trong chai nhựa… Hàn Quốc sẽ nâng cao hệ thống tái chế
